Tin tức

Awesome Image

CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH, TẨY PHÁ BÊ TÔNG BẰNG NƯỚC ÁP LỰC CAO

  1. GIỚI THIỆU VỀ BÊ TÔNG
  • Bê tông là một loại vật liệu xây dựng được tạo thành từ hỗn hợp vật liệu xây dựng bao gồm xi măng, cát, đá/ sỏi, phụ gia… (có cốt thép hoặc không có cốt thép).
  • Bê tông là loại vật liệu đặc biệt quan trọng, tồn tại trong hầu hết các công trình xây dựng, bao gồm cả công trình xây dân dụng và công nghiệp.
  • Về kết cấu bê tông, trong thực tế bê tông tồn tại ở các dạng kết cấu, định hình:
    • Khối bê tông (có cốt thép, không cốt thép): Cột, trụ, dầm, vòm…
    • Tấm, thanh (có cố thép và không cốt thép): Trần, mặt đường, xà…
    • Bề mặt bê tông: Các lớp trát, lớp phủ bê tông…
    • Dạng đóng bám cục bộ: Vữa bê tông đóng bám trên giàn giáo, kết cấu, thiết bị…

Bê tông có tính chất xốp, giòn, được đặc trưng bởi độ bền nén

  1. NGUYÊN LÝ LÀM SẠCH, TẨY PHÁ BÊ TÔNG BẰNG NƯỚC ÁP LỰC CAO
  • Vì nhiều lý do và mục đích khác nhau, bê tông cần được làm sạch, tẩy phá.
  • Một số phương pháp làm sạch, tẩy, phá bê tông:
    • Dùng búa đục, máy đục (Jack hammer)
    • Dùng phương pháp phay (milling)
    • Dùng phương pháp bắn hạt mài (tạo nhám bề mặt)
    • Dùng dung môi, hóa chất tẩy rửa
    • Dùng tia nước áp lực cao
  • Việc lựa chọn phương pháp thực hiện tùy thuộc vào các yêu cầu và điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật, an toàn (không gây hư hại cho kết cấu công trình, không gây bụi, giảm tiếng ồn…), việc áp dụng công nghệ bắn nước áp lực cao vào vệ sinh, tẩy phá bê tông đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu, thay thế cho các phương pháp truyền thống.
  • Nguyên lý làm sạch, tẩy phá bê tông bằng nước áp lực cao dựa trên và tận dụng đặc tính xốp của bê tông.
  • Trong quá trình thực hiện làm sạch, tẩy phá, tia nước áp suất cao loại bỏ bê tông bằng hai cơ chế riêng biệt: tác động trực tiếp lên bề mặt và tạo áp lực lên vết nứt.
  • Mức áp suất: 1000 – 2800 bar
  • Lưu lượng nước áp lực cao: là một yếu tố góp phần làm tăng hiệu suất tẩy phá bê tông.

     Tia nước áp suất cao tạo “lỗ chân lông” mở rộng và các vết nứt tế vi. Bê tông bị loại bỏ khi lực tác động lớn áp lực tia nước lớn hơn độ bền kéo của nó.

  1. PHẠM VI ỨNG DỤNG

Công nghệ làm sạch, tẩy phá bê tông bằng nước áp lực cao được áp dụng hiệu quả trong tất cả các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Tòa nhà, công trình xây dựng

Cầu đường bộ, cầu cảng

Đập thủy điện, đập ngăn

Ống khói, tháp điện gió

Hầm đường bộ

Đường bộ, đường băng

TẨY PHÁ BÊ TÔNG: PHỤC HỒI KẾT CẤU

  • Tẩy phá, loại bỏ bê tông bị ăn mòn:
    • Tiếp xúc clorua (muối làm tan băng)
    • Cacbonat hóa (phản ứng với CO2)
    • Thiếu hoạt động bảo trì – hư hỏng do băng giá
  • Phản ứng tổng hợp kiềm (ung thư bê tông)
  • Thay thế khe co giãn cầu và gối cầu
  • Bê tông phá hủy do cháy
  • Vết nứt do quá tải

Sau khi sử dụng búa đục/búa thủy lực

PHÁ DỠ BÊ TÔNG: XÂY DỰNG MỚI – SỬA CHỮA, CẢI TẠO, HOÁN CẢI

  • Hỗn hợp bê tông sai, lỗi.
  • Bê tông hư hỏng do băng giá sau khi đổ, đúc bê tông.
  • Bê tông không trộn đều, độ nén kém.
  • Tẩy bê tông lộ cốt thép cho việc cải tạo.
  • Lắp đặt cốt thép tiếp theo.

Quá trình “thân thiện” với cấu trúc bê tông – không gây nứt

CHUẨN BỊ BỀ MẶT BÊ TÔNG CẢI TẠO CÔNG TRÌNH – CÔNG TRÌNH MỚI

  • Loại bỏ các lớp phủ hiện có (Epoxy…), chuẩn bị cho lớp phủ mới.
  • Loại bỏ lớp vữa/trát xi măng.
  • Đảm bảo độ bám dính cao.
  • Chuẩn bị bề mặt cho bê tông phun hoặc lớp phủ.

Xóa vạch kẻ đường.ng elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

  1. ƯU ĐIỂM
  • Không có bụi.
  • Giảm tiếng ồn.
  • Năng suất cao, nhanh hơn các phương pháp tẩy phá cơ học.
  • Không gây ra các vết nứt tế vi gây hư hỏng cho kết cấu bê tông như các phương pháp cơ học.
  • Tạo bề mặt liên kết lý tưởng cho công đoạn phun phủ tiếp theo.
  • Loại bỏ có chọn lọc bê tông kém chất lượng.
  • Cốt thép được làm sạch và không bị hư hỏng cơ học.
  • Làm loãng nồng độ ion clorua tại bề mặt làm sạch do tác động “rửa sạch” của nước áp lực cao trong quá trình làm sạch, tẩy phá bê tông (đối với bê tông các công trình tiếp xúc nước biển).

So sánh hiệu quả của phương pháp nước áp lực cao với phương pháp khác

  1. MÁY, THIẾT BỊ LÀM SẠCH TẨY PHÁ BÊ TÔNG

       5.1. Làm sạch bằng súng phun cầm tay

  • Tính linh hoạt cao, có thể tiếp cận các khu vực những thứ không thể sử dụng robot.
  • Tiết kiệm khi làm sạch, tẩy phá những mảng bê tông nhỏ.
  • Có thể làm sạch tẩy phá xuyên sâu qua các lớp cốt thép.
  • Năng suất tẩy phá: 0,5 – 0,7 m³/ngày (Chất lượng bê tông C30/37, 8h/ca)
  • Áp suất hoạt động 1400bar – 2800bar.
  • Tỷ lệ chi phí vận hành/hiệu quả hợp lý.
  • Yếu tố giới hạn là phản lực, gây căng thẳng và mệt mỏi về thể chất cho người vận hành.

      5.2. Làm sạch bằng đồ gá và thiết bị bán tự động.

  • Nhẹ, nhỏ, tự động hệ thống hỗ trợ hoạt động trong các khu vực không thể tiếp cận được với robot.
  • Tiết kiệm, dành cho thi công các kết cấu nhỏ và diện tích vừa phải.
  • Năng suất cao hơn so với sử dụng súng phun cầm tay.
  • Phát huy tối đa công suất của máy bơm siêu cao áp.
  • Giảm căng thẳng về thể chất của người vận hành.
  • Áp suất vận hành: 1400bar – 2800bar.

       5.3. Làm sạch, tẩy phá bê tông các công trình xây dựng bằng thiết bị bán tự động và robot tự động

  • Thiết bị đồng bộ, vận hành và điều khiển tự động và bán tự động.
  • Năng suất cao, áp dụng cho các kết cấu lớn, bề mặt diện tích lớn.
  • Phát huy tối đa công suất của tổ hợp máy bơm siêu cao áp công suất lớn (> 500KW).
  • An toàn cho người vận hành, tránh tiếp xúc trực tiếp với thiết bị (súng) bắn nước áp lực cao.
  • Có thiết bị tích hợp hệ thống hút chân không thu hồi chất thải sau trong quá trình làm sạch, tẩy phá.
  • Áp suất vận hành: 1000bar – 1800bar.

* Làm sạch, tẩy phá bê tông cầu bằng thiết bị bán tự động và robot tự động

* Làm sạch, tẩy phá bê tông bên trong đường hầm bằng robot

* Làm sạch bề mặt, chuẩn bị bề mặt cho công đoạn phun phủ

* Làm sạch bề mặt, chuẩn bị bề mặt cho công đoạn phun phủ

5.4. Làm sạch giàn giáo, cốt pha

  • Bê tông đóng bám trên cốp pha (ván khuôn), giàn giáo phải được làm sạch trước khi sử dụng lại.
  • Phun nước áp lực cao là phương pháp hiệu quả để loại bỏ, làm sạch cặn bê tông.
  • Có thể được sử dụng tại chỗ cũng như tại kho bãi lưu giữ ván khuôn, giàn giáo.
  • Không bị trầy xước khi vệ sinh cơ học, không hư hỏng khung kim loại.
  • Cốp pha, ván gỗ có thể được làm sạch bằng các thiết bị, dụng cụ phun phù hợp.

5.5 MÁY BẮN NƯỚC ÁP LỰC CAO

Máy bơm siêu cao áp dùng với thiết bị làm sạch bán tự động, robot.

UHP Mobi-Unit:

  • Áp suất : 1040bar – 1600bar
  • Lưu lượng : 166 – 277 lít/ phút
  • Công suất : 571KW; 839KW
  • Số lượng : 07 units
  • Xuất xứ : Đức

Ứng dụng và ưu điểm:

  • Sử dụng với thiết bị làm sạch bán tự động, robot tự động cho làm sạch, tẩy phá bê tông.
  • Năng suất, hiệu quả làm sạch, tẩy phá bê tông cao.
  • Thiết bị đồng bộ, di động, đáp ứng huy động đến công trình nhanh nhất.

Máy bơm siêu cao áp dùng với súng phun cầm tay, đồ gá và thiết bị làm sạch bán tự động.

UHP Unit:

  • Áp suất : 1400bar – 2800bar
  • Lưu lượng : 38 lít/phút – 101 lít/phút
  • Công suất : 224KW – 328KW
  • Số lượng : 20 units
  • Xuất xứ : Mỹ; Đức

Ứng dụng và ưu điểm:

  • Sử dụng với súng phun cầm tay cho làm sạch, tẩy phá bê tông.
  • Phát huy tối ưu hiệu quả với các vị trí thi công nhỏ hẹp, cục bộ mà thiết bị bán tự động, robot tự động không thực hiện được.
  • Thiết bị gọn nhẹ, tính linh hoạt cao và luôn sẵn sàng huy động đến công trình.

About Author

EnglishTiếng Việt